Vết thương có mủ, sưng tấy chính là tình trạng cho thấy vết thương đang có dấu hiệu nhiễm trùng, cần xử lí kịp thời để tránh tình trạng xấu nhất diễn ra. Vậy xử lý vết thương có mủ như thế nào? Hãy cùng Hoàng Thao Seaview tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Xử lý vết thương có mủ
Xử lý vết thương có mủ

1. Nguyên nhân vết thương có mủ

Hiện tượng một vết thương trên có thể có dấu hiệu tích mủ, sưng tấy đau rát có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: vết thương cũ của bạn còn dị vật bị sót lại, dụng cụ khi sơ cứu vết thương không đảm bảo sạch khuẩn, vết thương chưa được vệ sinh hằng ngày đúng cách. Ngoài ra, đối với một số trường hợp bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm với các loại băng gạc, dụng cụ y tế nên dẫn đến tình trạng sưng mủ.

Xử lí, băng bó vết thương kịp thời để tránh bị nhiễm trùng - Ảnh: Sưu tầm
Xử lí, băng bó vết thương kịp thời để tránh bị nhiễm trùng – Ảnh: Sưu tầm

2. Đánh giá tình trạng sưng mủ và chảy dịch ở vết thương

Vết thương mưng mủ và sưng là 2 dấu hiệu thường gặp nhất cảnh báo tình trạng vết thương bị nhiễm trùng. 

Nếu bạn kiểm tra và nhận thấy vết thương có mùi hôi, chảy mủ trắng đục, chảy mủ xanh hoặc vàng thì rất có thể vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng. Bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra vết thương càng sớm càng tốt. Cũng có một số trường hợp vết thương tự tiết dịch lỏng và trong suốt. Hiện tượng này được coi là phản ứng bình thường của cơ thể. 

Ngay cả khi các vết thương không chảy mủ ngoài da nhưng bạn lại có cảm giác đau nhức hay ở dưới da xuất hiện khối u thì khả năng vết thương của bạn đang bị nhiễm trùng vẫn rất cao. 

Vết thương mưng mủ và sưng là 2 dấu hiệu thường gặp nhất cảnh báo tình trạng vết thương bị nhiễm trùng - Ảnh: Sưu tầm
Vết thương mưng mủ và sưng là 2 dấu hiệu thường gặp nhất cảnh báo tình trạng vết thương bị nhiễm trùng – Ảnh: Sưu tầm

3. Cách xử lý vết thương có mủ

Tuỳ vào tình trạng vết thương của bạn như thế nào, loại vết thương, vị trí vết thương và tình trạng sức khoẻ của bạn để có các cách xử lí vết thương khác nhau và đúng cách. Nếu vết thương của bạn thuộc tình trạng nặng thì không được tự xử lí mà phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời.

Sau đây là hướng dẫn xử lý vết thương mưng mủ nhiễm trùng:

Rửa sạch vết thương: Khi vết thương bị nhiễm trùng, bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương. Khi rửa, bạn có thể cắt mở một phần của vết thương để rửa sạch.

Dùng thuốc kháng sinh: Người bị vết thương mưng mủ có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc uống kháng sinh nếu nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên, khi dùng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Vết thương ở tình trạng nặng thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám - Ảnh: Sưu tầm
Vết thương ở tình trạng nặng thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám – Ảnh: Sưu tầm

Băng vết thương: Với vết thương nhẹ, bạn không cần băng lại mà chỉ cần dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo để tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ lên vết thương, giúp vết thương nhanh lành hoặc dùng băng cá nhân Urgo hay gạc mỏng phủ lên vết thương, tránh cọ xát. 

Nếu sau đó vết thương vẫn có dấu hiệu mưng mủ, bạn hãy đến gặp Bác Sĩ để được thăm khám kịp thời.

Mình hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có đủ kiến thức để nhận biết và tự xử lí vết thương của mình một cách an toàn và chính xác nhất.