Du lịch Côn Đảo là nơi đang được nhiều du khách lựa chọn là địa điểm du lịch trong nước không chỉ vì vẻ đẹp biển đảo, mà còn là vì nơi linh thiêng “cầu được ước thấy” mộ Cô Sáu. Bài viết này Hoàng Thao Seaview sẽ chia sẻ kinh nghiệm các bạn cách làm sao bày biện lễ cúng cô Sáu Côn Đảo hay đi lễ cô Sáu nên xin gì một cách chuẩn xác.
1. Vài nét tìm hiểu về chị Võ Thị Sáu và mộ cô Sáu
Võ Thị Sáu là nữ du kích dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp tại Việt Nam, là anh hùng liệt sỹ của Việt Nam. Cô đã nhiều lần thực hiện nhiều nhiệm vụ cực kỳ tuyệt mật mưu sát nhằm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt phản quốc tại miền nam Việt Nam. Khi đã cận kề cái chết cô vẫn hô to : “ Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!”
Đến nay, người dân Việt Nam khâm phục với sự quả cảm của người anh hùng chưa 18 tuổi ấy nên đã lập nên mộ chị Võ Thị Sáu linh thiêng tại nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo. Mộ cô Sáu nổi tiếng với độ linh thiêng cho những ai trước là đến để viếng thăm, sau là để xin tài lộc, bình an.
>>Xem thêm: Top 11 nhà hàng hải sản Quy Nhơn NGON BỔ RẺ
2. Cách di chuyển đến mộ cô Sáu
Có nhiều cách để di chuyển đến mộ cô Sáu, trước tiên phải sang Côn Đảo thì đi bằng máy từ sân bay Nội Bài sang Côn Đảo, cách khác là đi quá cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất để nối chuyến ra Côn Đảo, cách tiếp theo là đi đến Cần Thơ để đi tàu khách. Nếu bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh đặt vé máy bay đi Côn Đảo tiện lợi hơn.
- Giá taxi đi từ trung tâm đến nghĩa trang Hàng Dương: 30.000 – 40.000đ/chuyến
- Giá xe điện đi từ trung tâm đến nghĩa trang Hàng Dương: 3.000đ/1km
- Giá xe máy: 100.000đ – 200.000đ/ngày. Lưu ý để ý kỹ lượng xăng vì trên đảo chỉ có 2 trạm xăng
>>Xem thêm: 17 nhà hàng hải sản ngon ở Eo Gió – Nhơn Lý – Quy Nhơn
3. Thời gian đi viếng mộ Cô Sáu
Kể cả các ngày cuối tuần nghĩa trang Hàng Dương vẫn luôn mở cửa cho du khách đi viếng mộ Cô Sáu mọi lúc. Khung giờ từ 21h – 23h55 là thời điểm linh thiêng, mọi điều thành khẩn sẽ hiệu nghiệm cao khi cầu khẩn vào giờ này. Thường thì cũng như Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch, người dân đã chọn ngày 23/01 âm lịch hằng năm tổ chức lễ giỗ cho cô.
4. Đi lễ cô Sáu nên xin gì?
Đầu tiên, khi đi viếng tại nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã có công trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Hầu như ai đến đây đều mong cầu bình yên, hạnh phúc. Tuy nhiên, nên hạn chế cầu khẩn về mặt tài lộc và tình duyên.
Một vài điều kiêng kỵ khi đi lễ tại Côn Đảo như sau: Đồ lễ cô Sáu không thể thiếu hoa cúc trắng, không đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên, trang phục đi lễ lịch sự, không quá ngắn.
5. Chuẩn bị đồ cúng tại Côn Đảo
Để thuận tiện cho việc mua đồ cúng nhanh, rẻ thì nên chọn Đồ cúng Côn Đảo Ông Già quán được nhiều khách hàng thường xuyên tin dùng. Đồ cúng lễ Cô Sáu thường sẽ mua theo gói combo bao gồm: bộ lễ vàng mã giá 120.000 đồng, bó hoa: 50.000 đồng, trái cây lễ Cô: 120.000 đồng và mâm xôi gà: 500.000 đồng,.. Nếu ai có thêm thành tâm thì cúng thêm một số món thêm cũng không sao cả.
Đã đến nghĩa trang liệt sĩ thì nên tỏ lòng biết ơn, cho nên bạn cần mang theo nhang thơm và hoa để lễ những ngôi mộ liệt sĩ xung quanh nghĩa trang Hàng Dương. Nhiều người bày tỏ: đồ cúng càng thịnh soạn, chỉnh chu thì mới thể hiện rõ lòng thành kính và được nhiều tài lộc, bởi vậy chúng ta khi đi lễ phải chọn lựa kỹ càng và bảo quản cho thật đẹp.
>>Xem thêm: Top 3 nhà hàng hải sản GẦN FLC QUY NHƠN – Vừa rẻ vừa ngon
6. Lưu ý khi viếng mộ Cô Sáu
Một số điều cấm kỵ khi viếng mộ cô Sáu mà chúng ta nên biết hông nên nói tục, chửi thề, trêu đùa, nói cười to tiếng, đi lại không nhẹ nhàng. Vì dù gì đây cũng là nơi linh thiêng, nơi an nghỉ của các chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước nên bày tỏ một chút lòng tôn trọng hãy đi nhẹ, nói khẽ, hành động nhẹ nhàng để bày tỏ sự kính trọng, biết ơn cũng như tạo nên sự văn minh.
7. Những địa điểm tâm linh khác trên Côn Đảo
Ngoài viếng mộ cô Sáu thì còn nhiều địa điểm khác bạn nên tham khảo khi thực hiện chuyến đi đến Côn Đảo giờ đây là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất.
Đến nghĩa trang Hàng Dương tưởng nhớ các chiến sỹ cách mạng
Là nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng Việt Nam và người yêu nước qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975. Nghĩa trang gồm có 4 khu chính A, B, C, D là nơi chôn cất của những người có công lớn với đất nước như: Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Cao Văn Ngọc, Nguyễn An Ninh,… Nhìn những ngôi mộ nghi ngút nhang khói cũng thể hiện lòng biết ơn tưởng niệm với các anh hùng liệt sĩ tại Hàng Dương.
Viếng mộ Cô Võ Thị Sáu
Không một ai đi đến Côn Đảo mà không từng viếng mộ cô Sáu cả. Nằm tại khu B của nghĩa trang quen thuộc là địa điểm thu hút lượng du khách đến dâng lễ, cô Sáu sẽ phù hộ cho những ai thành tâm nguyện ý hướng thiện. Chính vì thế, các quan chức cấp cao đến tạ lễ cô Sáu hằng năm, vào những ngày rằm.
Hệ thống nhà tù Côn Đảo
Là một địa điểm nổi tiếng tại Côn Đảo khi thực hiện chuyến du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Nơi đây trước kia được xây dựng lên nhằm mục đích giam giữ, tra tấn các chiến sĩ cách mạng. Nhà tù với hệ thống các công trình như: Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối,…
Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Không khác gì “địa ngục trần gian” hàng nghìn tù nhân nam lẫn nữ bị tra tấn, hành hạ dã man đến mức hi sinh. Hiện này, các dùng hình được dựng lại mô hình để thấy rõ sự kiên cường, ý chí quật cường dù bị hành hạ đến nhường nào của những người yêu nước.
Chùa Núi Một Côn Đảo
Thêm một địa điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo nữa đó chính là Chùa Núi Một Côn Đảo do Mỹ ngụy xây dựng năm 1964, mục đích xây dựng Chùa Núi Một nhằm để phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình của những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sĩ trên đảo.
Ngày nay, Vân Sơn Tự là nơi để mọi người cầu nguyện, du khách hành hương khấn vái mong được bình an tại công trình văn hóa, danh thắng này.
Miếu bà Phi Yến (An Sơn miếu)
Địa điểm tâm linh trong chuyến hành trình nữa là Miếu bà Phi Yến và Hoàng tử Cải, được biết đến với câu chuyện đầy bi thương của người phụ nữ tài sắc, yêu nước Phi Yến.
Nơi đây linh thiêng bởi vì người dân ở đây cho rằng bà đã hiển thánh, thường xuyên mách bảo cho người cầu nguyện về điềm lành, dữ sắp xảy ra. Miếu bà Phi Yến và Hoàng tử Cải lúc nào cũng nghi ngút khói hương, nhiều người đến để mong cầu bình an và tài lộc.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cho minh kinh nghiệm để du lịch Côn Đảo cũng như có thêm thông tin về cách làm lễ hay đi lễ cô Sáu nên xin gì và các địa điểm du lịch tâm linh khác.
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của nhahanghoangthao.vn (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng
Trả lời